Địa chỉ: Tổ 9, ấp Quảng Phát, Xã Quảng Tiến, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai

Email: nhuoanh7809@gmail.com

0909 364 007 ( Tư vấn )

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

Cây Kè đỏ (cọ đỏ)

  • Liên hệ
  • Đặt hàng:
  • Thông tin chung:

    - Tên thường gọi: cây kè đỏ, cây kè bóng, cây kè pháp

    - Tên khoa học: Livistona rotundifolia

    - Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)

    - Xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Malaysia sau đó được nhân giống và trồng rộng rãi ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.

    Cây kè đỏ có thể được trồng trong chậu, sân vườn, lối đi, khu biệt thự, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng… để lấy bóng mát, trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan.

     

     

    Cây kè đỏ có thể được trồng trong chậu, sân vườn, lối đi, khu biệt thự, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng… để lấy bóng mát, trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan.

  • 1467
Đánh giá sản phẩm
Đánh Giá Trung Bình
0/5
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Gửi nhận xét của bạn
Cây Kè đỏ (cọ đỏ)
Cây Kè đỏ (cọ đỏ)
(0 nhận xét)

Thông tin chung:

- Tên thường gọi: cây kè đỏ, cây kè bóng, cây kè pháp

- Tên khoa học: Livistona rotundifolia

- Họ thực vật: Arecaceae (họ Cau)

- Xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Malaysia sau đó được nhân giống và trồng rộng rãi ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Cây kè đỏ có thể được trồng trong chậu, sân vườn, lối đi, khu biệt thự, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng… để lấy bóng mát, trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan.

 

 

Cây kè đỏ có thể được trồng trong chậu, sân vườn, lối đi, khu biệt thự, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng… để lấy bóng mát, trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan.


1. Đặc điểm cây kè đỏ

 

Đặc điểm hình thái cây kè đỏ

 

     - Thân: thân cột, mọc thẳng, màu nâu đỏ ở gần ngọn, phần gần gốc màu nâu, phân nhiều đốt nhỏ, không nhẵn, phần giữa sần sùi, cao khoảng 3 – 10m, tán rộng.

     - Lá: có lá mọc xòe, tập trung ở ngọn, màu xanh. Lá kè đỏ hình tròn giống lá cọ, có nhiều thùy sâu; cuống dài có nhiều gai cứng.

     - Hoa: cho hoa lưỡng tính, nhỏ, màu vàng, mọc từng cụm ở nách lá tạo hình chùy. Quả hạch, hình cầu, có hạt.

Quả kè đỏ

 

Đặc điểm sinh trưởng cây kè đỏ

 

     - Cây kè đỏ ưa sáng, thích nghi với điệu kiện khí hậu bình thường, dễ trồng, dễ chăm sóc.

     - Cây kè đỏ có khả năng chịu hạn tốt nên có thể trồng ngoài trời làm cây bóng mát.

     - Có thể trồng cây kè đỏ trong chậu, sân vườn, lối đi, khu biệt thự, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng… để lấy bóng mát, trang trí, làm đẹp, tạo cảnh quan.

Cung cấp cây kè đỏ cảnh quan

 

2. Công dụng của cây kè đỏ

 

     Cây được trồng phổ biến tại nhiều công trình đô thị để lấy bóng mát, làm đẹp và tạo cảnh quan xanh. Đồng thời, nó còn được trồng để phục vụ mục đích phong thủy của nhiều gia chủ. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về giá trị cây kè đỏ đối với đời sống nhé.

 

Cây kè đỏ tạo cảnh quan sân vườn

 

     Kè là loài cây quen mặt trong các thiết kế sân vườn, cảnh quan theo phong cách nhiệt đới – Tropical style.

     Có thể trồng cây kè này trong chậu, sân vườn, lối đi của biệt thự, nhà vườn, khu đô thị, khu sinh thái, resort, khách sạn, …. Có thể trồng chúng thành cụm hoặc trồng đơn lẻ tạo nét chấm phá mang đến những điểm nhấn đẹp, thú vị cho cảnh quan xanh.

     Với tán lá hình vòm, xòe rộng, xanh tốt quanh năm chắc chắn những hàng cây Kè Bóng là điểm nhấn tuyệt vời cho không gian sân vườn.

     Ngoài ra, bạn có thể chọn những chậu cây Kè Đỏ mini, bonsai để trang trí cho không gian trong nhà như phòng khách, ban công, sân thượng hay đại sảnh của các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng,… mang đến không gian xanh tươi và bắt mắt.

Cây kè đỏ tạo cảnh quan đẹp

 

Cây kè đỏ thanh lọc không khí

 

     Ngoài hình thức đẹp mắt giống cây kè này còn được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng điều hòa, thanh lọc không khí.

     Theo công bố của NASA, các loại cây cọ được xếp thứ 3 trong số những loại cây trồng trong và xung quanh nhà tốt nhất.

     Chúng có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, giảm khói bụi và các chất độc hại gây ra bởi kim loại nặng. 

     Theo đó, trồng cây Kè Đỏ trong nhà còn có tác dụng xua đuổi côn trình như ruồi, muỗi, gián,…. Ngoài ra, với thân cao, tán lá dày và xòe rộng cây cọ này còn có khả năng cho bóng mát tuyệt vời.

Cây kè đỏ mini để trong phòng

 

Công dụng khác của cây kè đỏ

 

     - Quả Cọ Đỏ có thể nấu chín ép lấy dầu

     - Lá non dùng làm chầm nón, kết áo tơi (áo đi mưa).

     - Lá cọ già được dùng để lợp mái nhà, đan mũ, đồ thủ công mỹ nghệ, dệt chiếu, làm quạt,…

 

Ý nghĩa phong thủy của cây kè đỏ

 

     Trong giới phong thủy, cây cảnh này cũng rất được yêu thích bởi nó được cho là mang lại may mắn, niềm vui và hy vọng.

     Cây Kè Đỏ (kè bóng) phong thủy trồng trước cổng nhà hoặc bên hiên nhà sẽ giúp gia chủ giữ của. Tán cây to rộng, xanh tốt có khả năng hút tài lộc, đem đến sự sung túc, đủ đầy.

     Trồng cây cọ đỏ bonsai trong phòng khách, phòng làm việc giúp chủ nhân ăn nên làm gia, công danh và sự nghiệp thăng tiến tốt, gặp nhiều điều may mắn.

     Với dáng cây cao, thẳng tắp, lá xòe tròn như chiếc quạt lớn giúp xua tan những điều xấu xa, xui xẻo mang đến điềm lành, nguồn vượng khí tốt cho gia chủ.

Cây kè đỏ phong thủy

 

Có nên trồng cây Kè Đỏ trước nhà hay không?

     Riêng về Cọ Đỏ và các loại cây thuộc họ Arecaceae trồng trước nhà cực kỳ tốt về mặt phong thủy. Cây cao, tán lá mọc tập trung trên đỉnh thân, không phân cành nhánh như các loại cây thân gỗ khác, hình dáng khá gọn gàng nên không lo chắn mất dương khí vào nhà.

     Theo ý kiến của nhiều chuyên gia phong thủy, Kè Đỏ là cây cảnh phù hợp với tất cả các mệnh. Nhưng xét kỹ càng hơn về màu sắc của cây thì hợp nhất với người mệnh Hỏa, mệnh Mộc và mệnh Thổ.

 

3. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây kè đỏ

Giống cây này khá dễ trồng, tốc độ phát triển nhanh nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho khâu này.

Chuẩn bị đất trồng

     Giống cây Kè Đỏ phù hợp nhất với đất thịt pha cát, tầng đất tơi xốp, thoát nước tốt. Chúng ta sẽ dọn sạch thực địa, đào hố phù hợp với kích thước bầu cây. Về kích thước hố bạn có thể xác định như sau:

- Với cây giống, kích thước bầu nhỏ thì hố trồng chỉ cần lớn hơn bầu 15 – 20cm.

- Với cây Kè Đỏ dâm ủ, cây trưởng thành, lâu năm thì kích thước hố sẽ lớn hơn bầu cây từ 25 – 35cm.

     Sau khi đào hố xong bạn nên bón lót thêm phân bò ủ hoai mục, phân trùn quế và phân xanh rác đẫ hoai mục,… tạo thêm độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ cây, đồng thời cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển nhanh.

 

Tiến hành trồng

 

     Với các loại cây Kè nói chung, bạn nên trồng ngay sau khi bứng để rễ nhanh phục hồi, không bị mất sức. Nên trồng cây vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Tại Cây Ba Miền chúng khâu bứng cây được chúng tôi để ý rất kỹ, dùng các dụng cụ chuyên dụng để cắt bộ rễ cọ kè nhằm bảo vệ mô rễ không bị hư dập.

Các bước trồng cây đơn giản:

- Đặt cây vào giữ hố trồng đã đào và bón phân lót

- Xé rách bỏ bầu

- Vun đất vào hố, lấp đất cao bằng mặt bầu, vừa lấp vừa nén chặt.

- Tưới đẫm nước cho cây ngay sau khi trồng

- Chống cọc để đỡ cây, tránh tình trạng lung lay, nghiêng đổ, nong gốc

Cây kè bóng công trình

 

Cách chăm sóc cây kè đỏ

 

     - Ánh sáng: Kè Đỏ là cây ưa sáng nên trồng ở những nơi có ánh sáng khuếch tán khoảng 40 – 60%. Cây cũng có thể chịu bóng, trồng được trong nhà nhưng không trưng ở nơi quá tối và phải thường xuyên cho cây ra phơi nắng.

     - Nhiệt độ: Là cây nhiệt đới nên nhiệt độ ưa thích của Kè Bóng là từ 18 – 30 độ C.

     - Nước: Giống cây Kè Đỏ này ưa nước, nhu cầu nước lớn hơn một số loại cây công trình khác. Khi mới trồng, nên tưới 1 lần/ngày. Khi cây đã bén rễ mỗi tuần sẽ tưới 3 lần.

     Đến khi cây đã phát triển ổn định 7 – 10 ngày tưới một lần là đủ, thậm chí với nhiều tỉnh thành nước ta có lượng mưa trung bình cao còn không cần phải tưới. Chỉ cần tưới khi thấy đất se khô. Không nên tưới quá nhiều tránh làm rễ bị ngập úng.

     - Phân bón: Bón phân cho cây sau 2 – 3 tháng sau khi trồng, chỉ cần bổ sung một ít phân NPK. Khi cây đã sinh trưởng ổn định mỗi năm định kỳ bón phân từ 3 – 4 lần. Ngoài phân NPK, phân lân urê chúng ta có thể dùng thêm phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục mực lượng vừa phải để kích thích cây ra nhiều lá, cây mau lớn.

     - Sâu bệnh hại: Một số loại sâu bệnh thường gặp trên cây Kè Đỏ là sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện và bọ nẹt,…. Khi thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh, nên dùng ngay thuốc BVTV chuyên dùng để phun phòng trừ, không để sâu bệnh làm giảm sức sống của cây.

   

4. Nơi cung cấp giống cây kè đỏ uy tín chất lượng? Cách đặt hàng

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các giống cây trồng, đặc biệt là các loại cây gỗ, cây cảnh quan, cây ăn quảcây công trình. Công ty TNHH Thông Tre phân phối ra thị trường mỗi năm hàng nghìn cây giống các loại.

 

cây kè đỏ công trình

Hiện tại Công ty TNHH Thông Tre đang cung cấp số lượng lớn cây cây kè đỏ đang trong giai đoạn chăm sóc, dưỡng tại vườn tại địa chỉ 817, ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai. Khi mua hàng sẽ được hỗ trợ giao hàng, nhận ship hàng đi tỉnh theo yêu cầu của quý khách (đối với khách mua số lượng lớn sẽ hỗ trợ liên hệ xe tải giao tận nơi, đối với khách mua lẻ sẽ hỗ trợ liên hệ xe khách giao nhận dọc theo quốc lộ 1A)

 

Cung cấp số lượng lớn cây kè đỏ (cọ đỏ) công trình
CTY Thông Tre cung cấp số lượng lớn cây kè đỏ (cọ đỏ) công trình

Đặt hàng liên hệ: 0938.364.007 (A. Thông) hoặc 0909.364.007 (C. Oanh) để được tư vấn, hỗ trợ chu đáo

 

 

Sản phẩm cùng loại
0
Hotline tư vấn miễn phí: 0909 364 007
Facebook